làm dàn ý bài Mẹ của tác giả Đỗ Trung Lai
=> đoạn văn ; ko copy mạng
Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link and will create a new password via email.
Please briefly explain why you feel this question should be reported.
Please briefly explain why you feel this answer should be reported.
Please briefly explain why you feel this user should be reported.
Dàn ý bài thơ Mẹ:
1. Hình ảnh đối lập giữa cây cau và mẹ già (2 khổ thơ đầu):
– “Lưng mẹ còng rồi”: từ “rồi” như một lời khẳng định chắc nịch về tình trạng già yếu của mẹ.
– “Cau – ngọn xanh rờn/ Mẹ – đầu bạc trắng”: cau tràn đầy sức sống thì mái tóc của mẹ đã bị nhuộm bạc bởi thời gian.
– “Cau ngày càng cao/ Mẹ ngày một thấp”: điệp ngữ “ngày” nhấn mạnh sức tàn phá của thời gian đối với mẹ.
– “Câu gần với giời/ Mẹ gần với đất!”: câu cảm thán thể hiện nỗi xót xa của người con.
=> Hai khổ thơ đầu với phép đối từ: “còng” – “thẳng”, “xanh rờn” – “bạc trắng”, “cao” – “thấp”, “trời” – “đất”, tác giả thể hiện nỗi xót xa, đau buồn của người con đối với mẹ.
2. Cảm xúc của người con khi chứng kiến mẹ ngày một già yếu (3 khổ thơ sau):
– Kí ức ngày còn nhỏ khi ở bên mẹ và hiện tại: ngày xưa cau bổ từ, giờ bổ tám “mẹ còn ngại to” -> Gợi ra vẻ móm mém của mẹ già.
– “Một miếng cau khô/ Khô gầy như mẹ”: Biện pháp so sánh ví mẹ với miếng cau khô để làm nổi bật sự sa sút về sức khỏe của mẹ khi đã già.
– “Con nâng trên tay/ Không cầm được lệ”: từ “nâng” thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng, không nỡ làm tổn thương. Người con thương mẹ không cầm được nước mắt.
– Câu hỏi tu từ “Sao mẹ ta già”: câu hỏi nhân vật trữ tình đặt ra cho chính mình, khắc sâu thêm nỗi bất lực của người con khi không thể thay đổi được quy luật: sinh – lão – bệnh – tử.
=> Ba khổ thơ cuối cho thấy tấm lòng thương yêu và nỗi xót thương của tác giả